Đau ngực liên quan đến tim mạch có thể có triệu chứng sau:
Đau nhói hoặc đau âm ỉ ở vùng ngực, đôi khi giống như cảm giác nóng rát hoặc đau thắt ngực. Đau có thể lan lên cổ, hàm, lan ra phía sau lưng hoặc lan xuống một/ cả hai cánh tay. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan tỏa xuống vùng bụng.
Đau kéo dài trong vài phút, xuất hiện và biến mất, có thể liên quan đến hoạt động thể chất, căng thẳng hoặc do tiếp xúc với thời tiết lạnh
Cảm thấy yếu và chóng mặt, vã mồ hôi ngay cả khi lạnh, đánh trống ngực.
Đau ngực do các nguyên nhân khác có thể có triệu chứng sau:
Đau ngực kèm theo khó thở, cơn đau tăng lên khi hít sâu hoăc khi ho có thể là do thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi), viêm màng phổi (viêm tổ chức quanh phổi) hoặc xẹp phổi.
Đau ngực kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa, nuốt khó có thể do ợ nóng, bất thường ở thực quản, sỏi mật, viêm sỏi bàng quang hoặc viêm tụy,
Đau khi ấn vào ngực và đau ngày càng tăng khi thay đổi tư thế có thể do viêm sụn sườn, gẫy xương sườn hoặc đau cơ,
Đôi khi lo âu và hoảng sợ cũng có thể gây đánh trống ngực và đau ngực.
Cảm giác nóng rát vùng xung quanh dạ dày và ợ nóng có thể do vấn đề về dạ dày và/ hoặc bệnh tim, ở phụ nữ thường liên quan đến bệnh tim mạch.
BS. Ngô Chí Hiếu là bác sĩ chuyên khoa can thiệp tim mạch với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Đau ngực có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Do những bệnh này có thể nguy hiểm, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Hãy tìm sự hỗ trợ y tế ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng này sau đây vì bạn có thể có cơn nhồi máu cơ tim:
Đau ngực lan xuống cánh tay, lan lên cổ, cằm hoặc lan ra sau lưng,
Đau ngực đột ngột kèm theo khó thở, đặc biệt khi nghỉ ngơi,
Buồn nôn, ợ nóng hoặc đau bụng,
Chóng mặt đột ngột, đánh trống ngực hoặc thở nhanh, buồn ngủ, lú lẫn, da nhợt nhạt hoặc vã mồ hôi lạnh,
Huyết áp rất thấp hoặc nhịp tim rất chậm.
Những nguyên nhân tim mạch gây đau ngực là gì?
Nhồi máu cơ tim – tắc nghẽn sự lưu thông máu trong mạch vành nơi cung cấp ô-xy cho cơ tim,
Đau thắt ngực – giảm lưu lượng máuđến cơ tim do hẹp mạch vành, đặc biệt là trong khi tập thể dục,
Phẫu thuật động mạch chủ - khi các lớp bên trong của động mạch chính từ tim (động mạch chủ)bị phân tách và máu bị kẹt giữa các lớp này hoặc động mạch chủ bị vỡ,
Viêm màng ngoài tim - Viêm túi chứa tim của bạn, thường cơn đau này sẽ nghiêm trọng hơn khi hít vào hoặc nằm xuống.
Chẩn đoán như thế nào?
Điện tâm đồ: Giúp bác sĩ chẩn đoán có nhồi máu cơ tim hay không hoặc cơn nhồi máu cơ tim đang xảy ra khi ghi lại hoạt động điện của tim qua điện cực da,
Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ enzyme do cơ tim sản sinh ra,
Chụp phim tim phổi cho phép bác sĩ kiểm tra tình trạng phổi, kích thước, hình dạng tim cũng như các mạch máu lớn,
Chụp CT tìm cục máu đông trong phổi và thăm khám động mạch chủ.
Bác sĩ của bạn có thể chỉ định làm thêm các thử nghiệm khác nếu cần thiết như:
Siêu âm tim: Siêu âm tim cho thấy hình dạng của tim, tình trạng bơm máu và van tim có hoạt động tốt hay không,
Điện tâm đồ gắng sức: Đo điện tim khi hoạt động thể chất sẽ cho biết động mạch dẫn tới tim có bị hẹp hay không,
Chụp động mạch vành để xác định xem động mạch có bị hẹp hoặc nghẽn hay không.
Điều trị đau ngực như thế nào?
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để điều trị đau ngực tùy thuộc vào nguyên nhân:
Thuốc giãn mạch
Aspirin,
Thuốc làm tan cục máu động,
Thuốc làm loãng máu,
Thuốc điều tiết axit dạ dày,
Thuốc giúp bạn thư giãn.
Phẫu thuật ít xâm lấn và phẫu thuật mở điều trị bệnh tim
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau ngực mà bác sĩ có thể khuyên bạn nên:
Phẫu thuật tạo hình mạch và đặt stent: Nếu đau ngực do hẹp hoặc tắc nghẽn một trong các nhánh mạch vành, bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ vào mạch máu qua cổ tay hoặc háng. Sau đó, bác sĩ sẽ mở vùng bị tắc nghẽn bằng bóng hơi và đặt stent (một lưới kim loại) vào trong động mạch.
Phẫu thuật mở bắc cầu động mạch vành – một phần của mạch máu ở vị trí khác sẽ được lấy để bắc cầu khép kín động mạch vành.
Phẫu thuật tái tạo tách thành động mạch chủ - nếu có tách thành động mạch chủ bạn có thể cần phẫu thuật cấp cứu. Phẫu thuật này có thể cần phải mổ mở hoặc chỉ cần đặt stent qua mạch háng.
Không có phương pháp điều trị nào là phù hợp cho tất cả người bệnh. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Bạn có thể làm gì để phòng bệnh?
Những nghi ngờ có thể gây hẹp hoặc tắc động mạch tim thường là:
Mỡ máu cao
Huyết áp cao
Tiểu đường
Béo phì
Ít vận động
Căng thẳng, trầm cảm
Hút thuốc lá
Uống quá nhiều đồ uống chứa cồn
Ăn uống không lành mạnh
Thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá và kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra xem bạn có nguy cơ hay không và biết mình cần phải làm gì để nâng cao sức khỏe.
BS. Ngô Chí Hiếu là bác sĩ chuyên khoa can thiệp tim mạch được đào tạo trong và ngoài nước với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn. BS. Ngô Chí Hiếu cùng với BS. Geogre Cloatre sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ điều trị nội khoa và can thiệp điều trị các bệnh lý về tim mạch.Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc muốn đặt hẹn khám với bác sĩ tim mạch, vui lòng liên hệ theo số: +84-24.35771100, truy cập www.hfh.com.vn hoặc qua email: contact@hfh.com.vn. Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Hà Lê